Trường Đại học Trà Vinh

Trường Đại học Trà Vinh được hình thành và phát triển từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh. Sau 5 năm triển khai thành công Dự án Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam – Canada do chính phủ Canada và Chính phủ Việt Nam đồng tài trợ, cùng với nhu cầu cấp thiết về phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

Trường Đại học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 98 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 3 chương trình đào tạo chất lượng cao), 45 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh), 16 chuyên ngành nghiên cứu sinh...

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Tiền thân của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là Trường Huấn nghiệp Gò Vấp do các tu sĩ dòng Don Bosco thành lập 11/11/1956 tại xã Hạnh Thông, Quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Định. Năm 1968, Trường được đổi tên thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhất cấp Don Bosco. Đến ngày 31/01/1970, Trường được cải biên thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco, được gọi tắt là Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco. Sau ngày hòa bình, thống nhất đất nước, quân giải phóng miền Nam tiếp quản và ngày 19/12/1975 Trường được bàn giao cho Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử...

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 40 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng. Từ mái trường này, hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đã và đang có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...

Trường Đại học Văn Lang

Cuối năm 1992, Ông Nguyễn Đắc Tâm, khi đó là Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ SEPZONE, đã lập dự án xin thành lập Trường Đại học Kinh thương tại chức Sài Gòn. Sau khi nghị quyết số 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII và quyết định số 240/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng chính phủ về Quy chế Đại học tư thục được ban hành; những người cùng chí hướng: Ông Nguyễn Đắc Tâm, Ông Trần Trọng Biền, Ông Phạm Gia Khánh, Ông Trần Đình Bút, Ông Phạm Đình Phương, Ông Nguyễn Đình Quế, Ông Lương Xuân Hùng, Ông Nguyễn Văn Muôn đã thảo luận kế hoạch xin thành lập Trường Đại học Tư thục Kinh thương Sài Gòn...

Trường Đại học Sài Gòn

Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTg ngày 25/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Đại học Sài Gòn đào tạo từ trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đại học Sài Gòn đào tạo theo 2 phương thức: chính quy và không chính quy...

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tuân thủ quan điểm giáo dục nhằm đào tạo người học đạt chuẩn: trở thành người làm nghề chuyên nghiệp, có đạo đức, có kỷ luật, có trách nhiệm với cộng đồng và thích ứng cao. Trường xây dựng môi trường giáo dục kiến tạo, hướng đến người học - nhân vật trung tâm của hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục tổ chức hệ thống, linh hoạt, đảm bảo gắn đào tạo với thực hành - ứng dụng, hướng đến sự thích ứng xã hội và nghề nghiệp để thành công và hạnh phúc....

Trường Đại học Tây Nguyên

Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 298/CP ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ với nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn vùng Tây Nguyên. Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi để con em các dân tộc thiểu số được đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngay trên quê hương mình...

Trường Đại học Quy Nhơn

Lịch sử phát triển Trường Đại học Quy Nhơn trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triểnHai năm sau ngày đất nước thống nhất, cơ sở Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập theo Quyết định số 1842/QĐ ngày 21/12/1977 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Hơn 4 năm sau, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 02/HĐBT ngày 13/7/1981 thành lập Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Ngày 30/10/2003, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 221/2003/QĐ-TTg đổi tên thành Trường Đại học Quy Nhơn để xây dựng trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực...

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ, với sứ mạng đào tạo nâng cao tri thức về ngôn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 chọn là một trong năm Trung tâm Ngoại ngữ khu vực với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát, năng lực ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ...
Subscribe to Đơn vị phối hợp